Luật ly hôn Liên bang được ban hành vào năm 1986 và sửa đổi bổ sung lần hai vào năm 2005. Tuy nhiên, trình tự và thủ tục ly hôn giữa các Bang có sự khác nhau.
Theo pháp luật Liên bang của Canada, các cặp vợ chồng vẫn có thể ly hôn dù không phải là công dân Canada hay không đăng ký kết hôn tại quốc gia này. Để được ly hôn các cặp vợ chồng phải đáp ứng hai điều kiện là: quan hệ hôn nhân giữa họ phải hợp pháp và một trong hai người vợ/chồng phải sống ở Canada trong vòng ít nhất 1 năm.
Ly hôn có tranh chấp là khi hai bên không thể thoả thuận được với nhau các vấn đề về việc chấm dứt tình cảm, quyền nuôi con, quyền tài sản và về vấn đề cấp dưỡng. Thủ tục này kéo dài từ 03-06 tháng do mọi vấn đề đều đã được thỏa thuận nên dễ dàng giải quyết.
Ly hôn không có tranh chấp là khi cả hai bên đều tự thoả thuận được với nhau các vấn đề nêu trên. Thủ tục ly hôn có tranh chấp do tính phức tạp và có mâu thuẫn nên sẽ mất nhiều thời gian hơn. Thường các cặp vợ chồng phải thuê luật sư để hỗ trợ mình trong quá trình giải quyết.
Pháp luật của Canada công nhận việc ly thân, đây là khác biệt so với pháp luật Việt Nam. Khi hai vợ chồng quyết định sống ly thân, họ có thể nhờ luật sư hoặc cố vấn pháp lý gia đình giúp họ lập một văn bản thỏa thuận về việc sống ly thân. Sự hòa giải, hàn gắn cũng được luật Canada đề cao, theo đó có nghĩa vụ giới thiệu cho thân chủ của mình các dịch vụ hoà giải hoặc người có khả năng giúp họ hòa giải.
Theo Điều 8 Luật ly hôn liên bang, một cặp vợ chồng chỉ có thể được giải quyết cho ly hôn khi thẩm phán nhận định cuộc hôn nhân của họ đã tan vỡ bởi một trong những nguyên nhân sau:
- Hai người đã ly thân ít nhất là 01 năm
Theo khoản 3 Điều 8, khoảng thời gian ly thân trong một năm không được phép bị gián đoạn và phải kéo dài liên tục cho đến khi Tòa án ra phán quyết ly hôn. Pháp luật khuyến khích các cặp đôi hàn gắn cuộc hôn nhân khi cho phép họ có tối đa 90 ngày sống chung với nhau trong khoảng thời gian ly thân. Quy định này được đặt ra nhằm thử nghiệm tình cảm giữa hai người và nó không làm gián đoạn khoảng thời gian ly thân.
- Một trong hai người ngoại tình;
- Một trong hai người bị người còn lại gây tổn thương nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần dẫn đến việc không thể tiếp tục chung sống.
Cũng giống như pháp luật Việt Nam, để chứng minh nguyên nhân dẫn tói ly hôn cần phải có các chứng cứ để chứng minh.
Vấn đề về phân chia tài sản
Mỗi vùng lãnh thổ (mỗi bang) của Canada có trách nhiệm ban hành các quy định pháp luật liên quan đến việc phân chia tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng phù hợp với đặc điểm văn hoá xã hội của từng vùng đó.
Pháp luật tất cả các vùng đều ghi nhận nguyên tắc: tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (tính cả tài sản được tạo lập trong thời kỳ ly thân) sẽ được chia đều cho hai bên, dù cho là người ở nhà nội trợ hay người tạo ra thu nhập chính trong gia đình. Nguyên tắc phân chia này được áp dụng với hầu hết các loại tài sản. Tuy nhiên, đối với tài sản là nhà ở chung của hai vợ chồng thì việc phân chia được thực hiện theo một cách thức hoàn toàn riêng biệt. Một trong hai bên vẫn có quyền ở lại căn nhà dù người đó không có tên trên giấy sở hữu nhà đất. tài sản mang tên sở hữu của người nào sẽ chỉ thuộc về người đó. Một trong hai bên cũng không phải chịu trách nhiệm liên đới về các khoản nợ đứng tên của đối phương.
Vấn đề về quyền nuôi con
Khi quyết định ly hôn, các cặp vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con cũng như quyền thăm non và mức cấp dưỡng. Nếu như không thể tự thỏa thuận với nhau, họ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thẩm phán sẽ ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ cùng với các yếu tố khác như:
- Quan hệ giữa cha mẹ và con;
- Sức khỏe thể chất, tinh thần và trí tuệ cảm xúc của một trong hai bên cha mẹ;
- Thời gian có thể dành cho con;
- Kỹ năng làm cha mẹ;
- Người phụ trách chủ yếu việc chăm sóc con trước khi cả hai ly thân, ly hôn;
- Nguyện vọng của đứa trẻ.
Sau khi ly hôn, một trong hai bên vẫn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, quyền thăm nom con và mức cấp dưỡng. Luật Việt Nam cũng có quy định tương tự. Trên đây là những nội dung cơ bản và khái quát nhất về pháp luật của Canada liên quan đến thủ tục ly hôn. Mong rằng bài viết sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc và giúp ích được cho độc giả.
Công ty luật của chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý và giải quyết thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài. Đặc biệt, tại Canada và một số quốc gia khác, chúng tôi có đội ngũ luật sư là người Việt Nam và người bản địa được cấp chứng chỉ hành nghề tại các quốc gia đó. Do đó, nếu:
- Quý vị là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài cần giải quyết vấn đề pháp lý phát sinh tại Việt Nam hoặc đất nước sở tại; hoặc
- Quý vị đang sinh sống tại Việt Nam nhưng có vấn đề pháp lý phát sinh tại nước ngoài hoặc liên quan đến đương sự sinh sống tại nước ngoài; hoặc
- Quý vị là người nước ngoài và đang cần tư vấn giải quyết các vấn đề pháp lý tại Việt Nam.
Trường hợp còn bất cứ câu hỏi nào chưa được giải đáp hoặc có thắc mắc cần tư vấn, trợ giúp của các luật sư, bạn có thể liên hệ với Công ty luật TNHH Giang Anh qua địa chỉ website: https://hanoiattorneys.com hoặc Hotline tư vấn: 0345 428 668.