Nhiều người nước ngoài mong muốn mua bất động sản tại Việt Nam mà chưa rõ quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này. Bài viết dưới đây của Giang Anh Law sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn.
Loại bất động sản tại Việt Nam mà người nước ngoài được sở hữu.
- Các loại hình bất động sản phổ biến ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến như: đất đai, đất nền, nhà riêng, căn hộ chung cư, nhà phố, khu nghỉ dưỡng, đất xây nhà xưởng, đất hoa viên, Shophouse và Officetel…Tuy nhiên không phải loại hình bất động sản nào các tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể sở hữu.
- Căn cứ theo Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định người nước ngoài sẽ không được phép đầu tư mua bán đất tại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn có thể sở hữu nhà ở trong một số trường hợp được pháp luật quy định tại Điều 159 Luật nhà ở 2014.
Những tổ chức, cá nhân người nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài).
Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Các hình thức tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu Nhà ở tại Việt Nam:
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Có thể hiểu là tổ chức, cá nhân nước ngoài không được mua nhà trong khu dân cư thông thường. Nói cách khác, người nước ngoài vẫn được mua nhà ở riêng lẻ nhưng bị giới hạn về khu vực địa lý. Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn mua, bán nhà ở tại Việt Nam còn gặp khá nhiều khó khăn và vướng mắc với các quy định của pháp luật hiện hành.
- Người nước ngoài chỉ được mua nhà từ chủ đầu tư, hay mua nhà ở hình thành trong tương lai và nhà ở đã cấp giấy chứng nhận mà không được là đối tượng nhận chuyển nhượng lại hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
- Nếu như nhà ở thuộc sở hữu người Việt Nam (đã được cấp giấy chứng nhận) thì họ không thể bán cho người nước ngoài mà chỉ có thể giao dịch bằng việc tặng cho.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam không có quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được dùng để xây nhà ở đó theo quy định của Luật Đất đai 2013. Vì vậy khi có nhu cầu chuyển nhượng nhà ở thì họ không thể bán nhà ở gắn với quyền sử dụng đất. Có sự bất cập trên là do sự không đồng nhất trong quy định của Luật đất đai 2013 với Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
- Cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu tối đa không quá 70 năm.
Những bất cập, vướng mắc trên đã khiến cho không ít người nước ngoài “e dè” trong việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Song hiện nay số lượng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu về sở hữu nhà ở và đầu tư bất động sản ngày càng tăng. Do vậy cần có những giải pháp đồng bộ để thu hút nhiều hơn nữa người nước ngoài sở hữu nhà, đầu tư nhà ở tại Việt Nam trong thời gian tới. Mong rằng với những thông tin chia sẻ từ bài viết trên sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần sự trợ giúp từ phía luật sư có kinh nghiệm. Hãy liên hệ ngay tới Công ty Luật TNHH Giang Anh để được tư vấn trực tiếp, chúng tôi sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ bạn.
CÔNG TY LUẬT TNHH GIANG ANH
Website: gianganhlaw.com
Email: gal.attorneys@gmail.com
Hotline: 0345 428 668
VPGD: P.311, Tòa nhà 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội