Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh có bắt buộc phải là một nơi?

Sự nhầm lẫn hai khái niệm này dễ dẫn đến những vấn đề như: Hợp đồng lao động thỏa thuận sẽ làm ở địa điểm kinh doanh nhưng họ lại đến trụ sở để làm việc, hoặc khi phỏng vấn thì ở trụ sở nhưng thực tế đi làm lại ở địa điểm kinh doanh khiến người lao động hoang mang. Bài viết sẽ làm rõ hai khái niệm trên khác nhau ra sao.

1. Trụ sở chính của doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020: “Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Điều này cho thấy pháp luật không hề quy định trụ sở chính phải là nơi công ty triển khai hoạt động kinh doanh hay những chức năng khác ngoài việc “là địa chỉ liên lạc”.

Trên thực tế cũng có rất nhiều doanh nghiệp chỉ thuê một căn phòng đủ để một vài người trực làm nhiệm vụ được phân công. Thậm chí, lãnh đạo của công ty đó cũng sẽ không thường xuyên có mặt ở trụ sở mà sẽ ngồi làm việc ở địa điểm kinh doan thuận tiện nhất Điều này xuất phát từ một thực tế rằng nhiều người muốn địa chỉ liên lạc của công ty mình phải được đặt ở những quận trung tâm, những nơi thu hút được sự chú ý, tạo được độ uy tín cho khách hàng, tuy nhiên vấn đề tài chính khi thuê mặt bằng lớn lại không hề đơn giản.

Để tiết kiệm, họ có thể thuê một văn phòng nhỏ, vừa đủ để thực hiện chức năng tiếp khách hàng, gặp ứng viên tuyển dụng,… nếu có vấn đề gì nghiêm trọng, họ sẽ chủ động hẹn khách hàng tại điểm kinh doanh thích hợp hơn – đây là nơi diễn ra hoạt động chính của công ty.

2. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa: “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể” (Điều 45). Theo quy định này, thậm chí một doanh nghiệp có thể có nhiều địa điểm kinh doanh nếu họ kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Điểm a Khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp còn cho phép “Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh

Như vậy việc doanh nghiệp có các điểm kinh doanh không cùng nơi có trụ sở là hoàn toàn không trái quy định của pháp luật. Khi lập địa điểm kinh doanh mới, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày là có thể hoàn tất thủ tục.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp còn bất cứ câu hỏi nào chưa được giải đáp hoặc có thắc mắc cần tư vấn, trợ giúp của các luật sư, bạn có thể liên hệ với Công ty luật TNHH Giang Anh qua địa chỉ website: https://hanoiattorneys.com hoặc Hotline tư vấn: 0345 428 668.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *