CÁC LOẠI THIỆT HẠI ĐƯỢC YÊU CẦU NHÀ NƯỚC BỒI THƯỜNG

Trong pháp luật Việt Nam, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là một cơ chế quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân và tổ chức khi bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cơ quan hoặc cán bộ nhà nước gây ra. Quy định này không chỉ bảo vệ người dân mà còn thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và minh bạch trong hoạt động công quyền. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã nêu rõ các loại thiệt hại được bồi thường như thiệt hại. Hãy cùng Giang Anh Law tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Căn cứ theo Điều 23 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

– Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản trên thị trường tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định giá trị thiệt hại đối với trường hợp quy định theo pháp luật.
– Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm quy định để sửa chữa, khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo quy định pháp luật.
– Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất.
– Trường hợp các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải hoàn trả các khoản tiền đó và khoản lãi cho người bị thiệt hại.
+ Trường hợp các khoản tiền đó là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính là khoản lãi vay hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự.
+Trường hợp các khoản tiền đó không phải là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính theo lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trường hợp không có thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Dân sự tại thời điểm theo quy định pháp luật.
– Trường hợp người bị thiệt hại không thể thực hiện được các giao dịch dân sự, kinh tế đã có hiệu lực và đã phải thanh toán tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế đó thì thiệt hại được xác định là số tiền phạt theo mức phạt đã thỏa thuận và khoản lãi của khoản tiền phạt đó.
– Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì thiệt hại được bồi thường là phần thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.

Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút

Căn cứ theo Điều 24 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, tùy vào đối tượng (người) bị thiệt hại là cá nhân hay tổ chức mà các xác định mức thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút là khác nhau.

Đối với người bị thiệt hại là cá nhân được xác định như sau:
– Thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;
– Thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công (căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút)
– Thu nhập không ổn định theo mùa vụ được xác định là thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Đối với người bị thiệt hại là tổ chức, thiệt hại bao gồm các khoản thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết

Căn cứ theo Điều 25 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
– Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại trước khi chết.
– Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại trước khi chết
– Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh trước khi chết
– Chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại chết được xác định theo mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm

Căn cứ theo Điều 26 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
– Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại.
– Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại
– Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại, tiền cấp dưỡng cho những người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Thiệt hại về tinh thần

Căn cứ theo Điều 27 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định:
– Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
– Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
– Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong hoạt động tố tụng hình sự
– Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết
– Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại.
– Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật

Các chi phí khác được bồi thường

Theo Điều 28 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, các chi phí hợp lý khác được bồi thường bao gồm:
– Chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư trong quá trình khiếu nại, tố cáo; chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại;
– Chi phí đi lại để thăm gặp của thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự.

Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù được xác định theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam, pháp luật về thi hành án hình sự.
Khoảng thời gian làm căn cứ xác định chi phí được bồi thường quy định tại Điều này được tính từ ngày phát sinh thiệt hại thực tế cho đến ngày có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Các loại thiệt hại được yêu cầu Nhà nước bồi thường. Nếu như các bạn còn thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH Giang Anh qua các phương thức sau để được tư vấn và trợ giúp trong thời gian sớm nhất:

CÔNG TY LUẬT TNHH GIANG ANH
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
📁 Website: gianganhlaw.com
📬 Email: gal.attorneys@gmail.com
📞 Hotline: 0345 428 668
🏬 VPGD: Tầng 2, Số 8 Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *