CÁC TRƯỜNG HỢP NHÀ NƯỚC KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 ra đời với mục tiêu bảo vệ quyền lợi của công dân, đảm bảo tính công bằng khi thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp của cơ quan hoặc người thi hành công vụ. Tuy nhiên, pháp luật cũng đặt ra những giới hạn nhất định, nhằm tránh việc lạm dụng quyền yêu cầu bồi thường và đảm bảo ngân sách Nhà nước được sử dụng đúng mục đích. Trong khuôn khổ đó, Luật đã quy định rõ các trường hợp mà Nhà nước không phải chịu trách nhiệm bồi thường, giúp xác định ranh giới giữa trách nhiệm của cơ quan nhà nước và quyền lợi hợp pháp của người dân. Hãy cùng Giang Anh Law tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bồi thường Nhà nước là gì?

Theo Điều 1 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thì:
Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án.
Trong đó, thiệt hại có thể gồm thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định.

Các thiệt hại mà Nhà nước không phải chịu trách nhiệm bồi thường

Căn cứ theo Điều 32 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về các thiệt hại mà Nhà nước không phải bồi thường như sau:
– Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại;
– Thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép;
– Thiệt hại xảy ra trong hoàn cảnh người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn, trừ trường hợp thiệt hại do tài sản bị xâm phạm xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì thiệt hại được bồi thường là phần thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.

Một số thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự không được bồi thường.

Ngoài các thiệt hại trên, trong hoạt động tố tụng hình sự, Nhà nước không bồi thường các thiệt hại sau đây:

– Thiệt hại xảy ra trong trường hợp người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự;
– Thiệt hại xảy ra do người bị thiệt hại khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm;
– Thiệt hại xảy ra do người có hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu rõ ràng cấu thành tội phạm, bị khởi tố, truy tố trong vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng vụ án đã được đình chỉ do người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố;
– Thiệt hại xảy ra do người bị khởi tố, truy tố, xét xử đúng với các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời điểm ra bản án, quyết định thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử.

Một số thiệt hại trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính không được bồi thường.

Nhà nước không bồi thường thiệt hại xảy ra khi người thi hành công vụ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đúng yêu cầu của người yêu cầu mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Một số thiệt hại trong hoạt động trong hoạt động thi hành án dân sự không được bồi thường.

Nhà nước không bồi thường thiệt hại xảy ra khi người thi hành công vụ áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo đúng yêu cầu của đương sự mà gây thiệt hại. Người yêu cầu chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Những quy định này nhằm tránh việc lạm dụng quyền yêu cầu bồi thường, đồng thời giúp bảo vệ lợi ích công cộng, an ninh quốc gia và đảm bảo tính ổn định trong hệ thống pháp luật. Qua đó, Luật đã thiết lập một cơ chế bồi thường minh bạch, công bằng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong khuôn khổ pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Các trường hợp Nhà nước không chịu trách nhiệm bồi thường. Nếu như các bạn còn thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH Giang Anh qua các phương thức sau để được tư vấn và trợ giúp trong thời gian sớm nhất:
CÔNG TY LUẬT TNHH GIANG ANH
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
📁 Website: gianganhlaw.com
📬 Email: gal.attorneys@gmail.com
📞 Hotline: 0345 428 668
🏬 VPGD: Tầng 2, Số 8 Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *