Mục Lục
Trong trường hợp cá nhân thiệt mạng do hành vi trái pháp luật của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, gia đình hoặc của họ có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định rõ về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vật chất do người bị thiệt hại tử vong, nhằm đảm bảo quyền lợi cho thân nhân và hỗ trợ họ vượt qua những tổn thất vật chất phát sinh. Hãy cùng Giang Anh Law tìm hiểu cụ thể về các trường hợp thiệt hại này qua bài viết dưới đây.
Các khoản chi phí được tính để bồi thường bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà Nước 2017 quy định về Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết như sau:
– Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại trước khi chết.
– Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại trước khi chết được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án.
– Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh trước khi chết được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.
– Chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại chết được xác định theo mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi người bị thiệt hại chết, có được bồi thường thiệt hại về tinh thần không?
Ngoài khoản tiền bồi thường về vật chất, căn cứ theo Khoản 2 Điều 591 Bộ Luật dân sự 2015 quy định Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường?
Khi quyền lợi bị xâm phạm do hành vi trái pháp luật trong hoạt động công vụ, người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp có thể yêu cầu Nhà nước bồi thường. Quy trình yêu cầu bồi thường cần tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn và giải quyết yêu cầu tại cơ quan có thẩm quyền.
Chi tiết về trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường tại đây: https://gianganhlaw.com/trinh-tu-thu-tuc-yeu-cau-trach-nhiem-boi-thuong-cua-nha-nuoc/
Bồi thường thiệt hại về vật chất trong trường hợp người bị thiệt hại chết thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra. Điều này không chỉ nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của gia đình nạn nhân mà còn củng cố niềm tin của người dân vào tính minh bạch và công bằng của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Khi người bị Thiệt hại chết được Nhà nước bồi thường như thế nào. Nếu như các bạn còn thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH Giang Anh qua các phương thức sau để được tư vấn và trợ giúp trong thời gian sớm nhất:
CÔNG TY LUẬT TNHH GIANG ANH
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
📁 Website: gianganhlaw.com
📬 Email: gal.attorneys@gmail.com
📞 Hotline: 0345 428 668
🏬 VPGD: Tầng 2, Số 8 Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội