Ly hôn có yếu tố nước ngoài và “cuộc chiến” dành quyền nuôi con

Khi con mang Quốc tịch của một quốc gia khác, chắc chắn việc giành quyền nuôi con sẽ gặp phải những khó khăn và bất lợi nhất định. Tuy nhiên, để giành được quyền nuôi con trong những trường hợp này không phải là điều không thể. Dưới đây là một trường hợp mà Công ty Luật Giang Anh đã tư vấn và giải quyết thành công.

Hỏi: Tôi muốn hỏi luật sư việc như sau: Chồng tôi là người Mỹ, tôi vẫn là người Việt Nam, chúng tôi có đăng ký kết hôn tại Mỹ từ năm 2015, vẫn còn giấy tờ. Đến nay chúng tôi có 2 đứa con đều mang quốc tịch Mỹ. Năm 2018 cả 4 người chúng tôi về Việt Nam sinh sống và làm ăn nhưng trong 2 năm đó xảy ra rất nhiều mâu thuẫn và bây giờ tôi muốn ly hôn nhưng chồng bảo phải sang Mỹ mới được ly hôn và không đồng ý cho tôi nuôi con vì con của chúng tôi mang quốc tịch Mỹ. Vậy tôi làm thủ tục ly hôn với chồng tại Việt Nam có được không và tôi có quyền được nuôi con không?

Trả lời: Trước tiên, Hãng luật xin chân thành cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến cho chúng tôi! Thứ nhất, theo nội dung bạn trình bày thì đây được xác định là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014. Hiện nay, nếu bạn đang sinh sống tại Việt Nam thì việc thực hiện thủ tục ly hôn tại Việt Nam là hoàn toàn có thể.

Điều 127 luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.”

Như vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn không nhất thiết phải là Tòa án nơi đăng ký kết hôn. Do đó, bạn có thể khởi kiện ly hôn tại Việt Nam mà không nhất thiết phải sang Mỹ để tiến hành thủ tục. Cụ thể hơn, cơ quan có thẩm quyền ở đây là Tòa án nhân dân cấp tỉnh (quy định tại khoản 3 Điều 35 và khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Thứ hai, về quyền nuôi con sau khi ly hôn: Căn cứ vào Điều 127 luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã nêu trên, thì pháp luật được áp dụng là pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Theo đó:

  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Vì bạn không nói rõ về 2 con chung là bao nhiêu tuổi nên tùy vào độ tuổi, điều kiện chăm sóc, giáo dục con của mỗi bên để Tòa án quyết định giao con cho bên nào trực tiếp nuôi dưỡng. Mỹ được chia thành nhiều Bang, mỗi Bang có hệ thống pháp luật khác nhau và không đồng nhất. Nhưng nhìn chung, để giải quyết vấn đề quyền nuôi con khi ly hôn thì pháp luật Mỹ cũng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam và phải xem xét trên nhiều khía cạnh. Việc giao con cho ai nuôi dưỡng không chỉ phụ thuộc vào vấn đề quốc tịch, tuy nhiên vì bé mang quốc tịch Mỹ do đó cũng sẽ được bảo hộ theo hệ thống pháp luật của Mỹ. Để khẳng định chắc chắn liệu bạn có được trao quyền nuôi con hay không thì cần đánh giá dựa trên rất nhiều yếu tố và phải cung cấp được chứng cứ để chứng minh. Chính vì vậy, bạn hãy liên hệ ngay với Luật sư của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc và tư vấn kịp thời.

Trường hợp còn bất cứ câu hỏi nào chưa được giải đáp hoặc có thắc mắc cần tư vấn, trợ giúp của các luật sư, bạn có thể liên hệ với Công ty luật TNHH Giang Anh qua địa chỉ Website: https://gianganhlaw.com hoặc Hotline tư vấn: 0345 428 668.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *