Mục Lục
Nhu cầu người Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường nước ngoài hiện nay ngày một tăng cao. Tuy nhiên, không phải tất cả các khu vực đều được xuất khẩu lao động. Vậy những khu vực nào thuộc diện bị cấm theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài? Hãy cùng Luật Giang Anh tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Những nơi không được xuất khẩu lao động
Căn cứ quy định tại khoản 13 Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các công việc bị cấm khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là:
(i) Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;
(ii) Khu vực đang bị nhiễm xạ;
(iii) Khu vực bị nhiễm độc; và
(iv) Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Theo đó, có 04 khu vực bị cấm xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Xử phạt hành vi đưa người lao động đi làm tại nơi không được xuất khẩu lao động
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Căn cứ quy định pháp luật tại điểm b khoản 9 Điều 42 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP:
“9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
b) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp sau: ở khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép”.
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hành vi đưa người lao động Việt Nam đi làm tại những nơi không được xuất khẩu lao động tại Mục 1 nêu trên sẽ bị xử phạt hành chính từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.
Vi phạm của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài
Căn cứ quy định pháp luật tại điểm b khoản 8 Điều 43 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP:
“8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp: ở khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép”.
Như vậy, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài có hành vi đưa người lao động Việt Nam đi làm tại những nơi không được xuất khẩu lao động tại Mục 1 nêu trên sẽ bị xử phạt hành chính từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.
Vi phạm của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ quy định pháp luật tại điểm b khoản 8 Điều 43 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP:
“7. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp: khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép”
Như vậy, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có hành vi đưa người lao động Việt Nam đi làm tại những nơi không được xuất khẩu lao động tại Mục 1 nêu trên sẽ bị xử phạt hành chính từ 75.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.
Trên đây là một số quy định pháp luật liên quan tới những nơi không được xuất khẩu lao động tại Việt Nam. Luật Giang Anh hy vọng những kiến thức trên mà chúng tôi cung cấp có thể giúp ích cho Quý Khách hàng.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần tư vấn, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH GIANG ANH
Website: gianganhlaw.com
Email: gal.attorneys@gmail.com
Hotline: 0345 428 668
VPGD: P.311, Tòa nhà 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội