Những trường hợp nào không được làm chứng trong vụ án hình sự

Theo quy định tại Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) 2015, Người làm chứng được hiểu là:

  • Người biết các tình tiết có liên quan đến vụ án, có ý nghĩa đối với việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án và được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập tham gia để khai báo về những sự việc cần xác minh trong vụ án.
  • Người biết được những tình tiết của vụ án. Họ có thể trực tiếp nhìn thấy, hoặc trực tiếp nghe thấy, hoặc có thể nghe người khác kể lại những tình tiết liên quan đến vụ án. Người làm chứng là người không thể thay thế trong tố tụng, bởi lẽ, họ tham gia tố tụng không phụ thuộc vào ý chí của họ hay ý chí của những người tiến hành tố tụng, mà do chính họ biết được những tình tiết của vụ án bằng việc nhìn thấy hay nghe được.
  • Người nhìn thấy hoặc nghe thấy, tức là có khả năng nhận thức và khả năng khai báo, cho nên nếu người làm chứng có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần mà không có khả năng khai báo đúng đắn thì không thể trở thành người làm chứng. Trong trường hợp có sự nghi ngờ người biết được các tình tiết có liên quan đến vụ án là người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần, thì cần thiết phải tiến hành giám định.

Để bảo đảm tính khách quan của vụ án, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rõ những trường hợp không được làm chứng. Khoản 2 điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) 2015 quy định:

“2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.”

Sự tham gia của người làm chứng vào quá trình xét xử vụ án hình sự góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án, lời khai của người làm chứng là một trong những chứng cứ có vai trò rất quan trọng giúp các tình tiết của vụ án được sáng tỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, với những đặc điểm nào đó mà sự tham gia làm chứng của người làm chứng có dấu hiệu không khách quan, ảnh hưởng đến quá trình làm rõ các tình tiết để xác định sự thật của vụ án, cho nên, để đảm bảo tinh thần khách quan trong suốt quá trình tham gia của người làm chứng thì việc pháp luật liệt kê những đối tượng không được làm chứng trong quá trình xét xử như trên là hoàn toàn hợp lý.

Trường hợp còn bất cứ câu hỏi nào chưa được giải đáp hoặc có thắc mắc cần tư vấn, trợ giúp của các luật sư, bạn có thể liên hệ với Công ty luật TNHH Giang Anh qua địa chỉ website: https://hanoiattorneys.com hoặc Hotline tư vấn: 034 542 8668.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *