PHÂN BIỆT GIÁM ĐỐC THẨM VÀ TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Giám đốc thẩm và tái thẩm là hai thủ tục đặc biệt trong tố tụng dân sự, được tiến hành nhằm mục đích xem xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Đây là hai thủ tục hoàn toàn khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn, đồng nhất. Việc phân biệt rõ hai thủ tục này sẽ giúp người dân hiểu hơn về quy trình tố tụng để lựa chọn được phương án giải quyết phù hợp với tình tiết vụ việc của mình.

Về bản chất, cả hai thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm đều nhằm mục đích xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên, mỗi thủ tục lại có những căn cứ, thủ tục, điều kiện thực hiện khác nhau áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.

Tiêu chí

Giám đốc thẩm

Tái thẩm

Căn cứ pháp lý Điều 325 đến Điều 350 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Điều 351 đến Điều 357 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Thẩm quyền kháng nghị 1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Người có quyền đề nghị kháng nghị – Đương sự;

– Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có vi phạm pháp luật (căn cứ giám đốc thẩm) hoặc tình tiết mới của vụ án (căn cứ tái thẩm).

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử – Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

– Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;

– Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;

– Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;

– Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại.
Đối tượng Bản án, quyết định của Tòa án có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, Bản án, quyết định bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Căn cứ kháng nghị 1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

3. Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;

2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

4. Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

Thời hạn kháng nghị – 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

– Trường hợp đã hết thời hạn nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

+ Đương sự đã có đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm và sau khi hết thời hạn kháng nghị đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị.

+ Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
Thời hạn đề nghị kháng nghị  – 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu đương sự phát hiện có vi phạm pháp luật;

– Không quy định về thời hạn đối với trường hợp:

+ Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

+ Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Không quy định về thời hạn.

* Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định về thủ tục giám đốc thẩm.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến phân biệt hai thủ tục tố tụng dân sự giám đốc thẩm và tái thẩm. Nếu như các bạn còn thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH Giang Anh qua các phương thức sau để được tư vấn và trợ giúp trong thời gian sớm nhất:
CÔNG TY LUẬT TNHH GIANG ANH
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
📁 Website: gianganhlaw.com
📬 Email: gal.attorneys@gmail.com
📞 Hotline: 0345 428 668
🏬 VPGD: P.311, Tòa nhà 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *