QUY TRÌNH TỐ TỤNG DÂN SỰ GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM

Phúc thẩm vụ án dân sự xảy ra khi có kháng cáo, kháng nghị của người có quyền sau khi có Bản án dân sự sơ thẩm. Vậy pháp luật quy định như thế nào đối với trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự trong giai đoạn phúc thẩm? Hãy cùng Giang Anh Law tìm hiểu về quy trình tố tụng dân sự trong giai đoạn sơ thẩm trong bài viết dưới đây.

Giai đoạn phúc thẩm trong vụ việc dân sự là gì?

Theo Điều 270 BLTTDS 2015 quy định xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Mục đích của phúc thẩm là nhằm sửa chữa, khắc phục những sai lầm của Toà án cấp sơ thẩm khi xét xử và ra bản án/quyết định, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Qua đó còn kiểm tra chất lượng xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, đúc rút kinh nghiệm, uốn nắn những sai lầm trong công tác xét xử và có hướng bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán.
Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay.

Quy trình tố tụng dân sự giai đoạn phúc thẩm

Các trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án

Theo Điều 289 BLTTDS 2015 quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án như sau:
– Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp sau đây:
+ Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này;
+ Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;
+ Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Trong các trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
– Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
– Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có hiệu lực thi hành ngay và phải được gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.

Các trường hợp tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án

Theo Điều 214 BLTTDS 2015 quy định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:
Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
– Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
– Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
– Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;
– Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
– Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
– Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan về quá trình tố tụng dân sự trong giai đoạn phúc thẩm. Nếu như các bạn còn thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi nào chưa được giải đáp hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH Giang Anh qua các phương thức sau để được tư vấn và trợ giúp trong thời gian sớm nhất:
CÔNG TY LUẬT TNHH GIANG ANH
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
📁 Website: gianganhlaw.com
📬 Email: gal.attorneys@gmail.com
📞 Hotline: 0345 428 668
🏬 VPGD: P.311, Tòa nhà 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *