Thỏa thuận phạt cọc nhiều gấp 20 lần liệu có bị vô hiệu?

Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phổ biến, thường được sử dụng trong hầu hết các hợp đồng mua bán tài sản. Để đảm bảo cho giao dịch được diễn ra, bên mua thường đặt ra các điều khoản về việc phạt cọc với mức phạt cao. Cũng có những trường hợp thỏa thuận về phạt cọc chỉ ở mức gấp 2, 3 lần số tiền đặt cọc, nhưng có những vụ việc thỏa thuận phạt cọc lại nhiều gấp 10, 20 lần số tiền đặt cọc. Câu hỏi đặt ra rằng trong những trường hợp như vậy thì những thỏa thuận phạt cọc đó liệu có bị vô hiệu? 


1. Phạt cọc là gì? 

Đầu tiên cần phải hiểu thế nào là phạt cọc? Pháp luật hiện hành không có định nghĩa cụ thể nào về phạt cọc, tuy nhiên có thể hiểu rằng phạt cọc trách nhiệm, chế tài đối với bên vi phạm nghĩa vụ giao kết hợp đồng. Thỏa thuận phạt cọc thường sẽ được thể hiện ngay trong Hợp đồng đặt cọc. 
Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, thì với trường hợp các bên không thỏa thuận về mức phạt cọc thì được quy định: “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”


2. Thỏa thuận phạt cọc nhiều gấp 20 lần liệu có bị vô hiệu?

Đặt trong trường hợp Hợp đồng đặt cọc, trong đó gồm Thỏa thuận đặt cọc do các bên ký kết không vi phạm các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự, cụ thể:
  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội
  • Vô hiệu do giả tạo nhằm che dấu một giao dịch khác, hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bên thứ 3
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn, lừa dối
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Vấn đề đặt ra là nếu số tiền phạt cọc lên đến mức 20 lần số tiền đặt cọc thì liệu có bị vô hiệu?
Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về số tiền phạt cọc tối đa mà các bên được phép thỏa thuận hoặc nếu vượt quá bao nhiêu lần thì sẽ bị tuyên vô hiệu. Do đó, nếu thỏa thuận về việc phạt cọc lên đến mức 20 lần của số tiền đặt cọc thì cũng không có căn cứ trực tiếp tuyên vô hiệu thỏa thuận này. Tuy nhiên, khi xem xét để đưa vào hợp đồng những thỏa thuận về việc Phạt cọc, chúng ta cũng cần phải cân nhắc thật kỹ về tính khả thi trong việc thi hành. Và khi có tranh chấp xảy ra mà các bên không thể hòa giải được thì sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Để Tòa án xem xét có chấp thuận hay không đối với thỏa thuận phạt cọc như vậy còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó cũng bao gồm yếu tố khả năng Bản án được thi hành.

Chẳng hạn, việc thi hành bản án có khiến Bên nhận cọc lâm vào tình trạng khó khăn. Hoặc bên vi phạm thật sự có lý do khách quan của việc không thể/ chưa thể ký kết Hợp đồng cần được xem xét….Mỗi một vụ việc sẽ có một tình tiết khác nhau dẫn đến sự thay đổi trong đường hướng xét xử, tuy nhiên chung quy lại việc thỏa thuận, thực hiện không trái quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.  

Trên đây là quan điểm của Công ty Luật TNHH Giang Anh dựa trên quy định của pháp luật và thực tiễn tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến Hợp đồng đặt cọc, Phạt cọc. Nếu như các bạn còn thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi nào chưa được giải đáp, các bạn có thể liên hệ với Công ty Luật TNHH Giang Anh qua Website: https://gianganhlaw.com hoặc Hotline: 0345 428 668 để được tư vấn và trợ giúp trong thời gian sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *