Trại hè không hiểu luật, ngông nghênh cấm trẻ liên lạc với cha mẹ và thách thức

Tôi là một phụ huynh vừa có con tham gia hoạt động trại hề tại một cơ sở khá có tiếng, chương trình kéo dài 4 ngày 3 đêm tại tỉnh TN. Quá trình tìm hiểu thông tin trước khi đăng ký cho con tham gia trại hè tôi không hè được tư vấn và thông báo trước về việc không được liên lạc với con mà chỉ được giới thiệu rằng hắng ngày, sau khi kết thúc các hoạt động, tôi có thể nói chuyện với con qua điện thoại của các bạn hỗ trợ viên. Tuy nhiên, thực tế không hề như vậy. Qua hình ảnh của con, tôi biết con đang rất buồn và có vẻ sợ hãi vì vậy tôi đề nghị được nói chuyện với con để hỏi han tình hình và động viên nhưng kiên quyết bị từ chối. Khi tôi phản ánh, thậm chí đã bị Người đại diện của trại hè đó xúc phạm và thách thức kiện ra cơ quan pháp luật. Vậy việc cản trở phụ huynh liên lạc với con như vậy có đúng không?

Trại hè là gì và yêu cầu đối với Nội quy trại hè?

Khái niệm trại hè vốn không còn xa lạ với chúng ta. Đúng như tên gọi, đây là các chương trình trại được tổ chức ngắn hạn từ vài ngày, vài tuần đến vài tháng và thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm cũng là thời điểm các em nhỏ bước vào kỳ nghỉ hè.

Trại hè trải nghiệm hiện nay là một hình thức được rất nhiều phụ huynh ưa chuộng, chọn lựa thay cho các hình thức học hè truyền thống, vốn nhám chán và áp lực. Mặc dù chi phí có phần cao hơn nhưng những lợi ích mà trại hè mang lại khá toàn diện bao gồm cả phát triển kỹ năng sống, kỹ năng tư duy, tính tự lập, tính tập thể và các kỹ năng khác. Song hành cùng các chương trình của trại hè là Nội quy khi tham gia trại hè, và tùy vào các tiêu chí khác nhau mà mỗi trại hè có thể đưa ra các quy định, Nội quy khác nhau cho các trại sinh tham gia. Tuy nhiên, dù thế nào thì Nội quy và việc thực hiện Nội quy cũng phải đảm bảo điều kiện Phù hợp với quy định của pháp luật, Đạo đức xã hội và Vì quyền lợi tốt nhất của trẻ. 

Việc cấm sự liên lạc giữa cha mẹ và con cái có phạm luật?

Việc kết nối liên lạc, thường xuyên nắm bắt thông tin của các con để kịp thời có những biện pháp xử lý là điều hết sức cần thiết do các trại sinh là các em nhỏ còn yếu về mặt tâm sinh lý, chưa có trong mình kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ để đối diện với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường. Ấy thế mà, hầu hết các trại hè hiện nay đang áp dụng một cách phổ biến, đến mức có phần tùy tiện Nội quy: “Không cho trại sinh liên lạc với cha mẹ trong thời gian tham gia hoạt động trại”. Quy định này liệu đã đúng luật hay chưa? Cha mẹ nhất định phải biết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các con và chính mình.

Cha mẹ là người có quyền giám hộ hoặc đại diện theo pháp luật của con, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Và quyền được liên lạc, tiếp xúc với con cái luôn luôn được pháp luật bảo vệ.

Đối với trẻ em, quyền được liên lạc, tiếp xúc với cha mẹ càng được pháp luật đề cao, được quy định cụ thể tại Luật bảo vệ trẻ em, theo đó trẻ em không bị cách ly với cha mẹ, được bảo đảm duy trì sự liên lạc với cha mẹ, trừ trường hợp việc liên hệ không đảm bảo sự an toàn và không vì quyền lợi tốt nhất của trẻ. Do đó, mọi hành vi ngăn cản, hạn chế việc trẻ em tiếp xúc/hạn chế việc liên hệ với cha mẹ khi không cần thiết đều là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền trẻ em.

Trại hè không được cấm phụ huynh liên lạc với con khi nào?

Qua tìm hiểu và thực tế trải nghiệm của một số Phụ huynh cho biết, có những trại hè mập mờ trong việc thông báo Nội quy “không được liên lạc với cha mẹ”, hoặc cố ý tư vấn sai, không đầy đủ. Cẩn thận hơn, có trại hè sẽ thông báo và thậm chí yêu cầu phụ huynh ký cam kết tự nguyện thực hiện Nội quy trên. Và thế là những thỏa thuận hoặc sự chấp thuận đã chót ký từ trước như là một rào cản, một lý do chính đáng mà trại hè đưa ra để kiên quyết từ chối đề nghị được gặp con khi cha mẹ đang thấy cần thiết. Hiểu như vậy đã thực sự đúng hay chưa?

Cha mẹ đã hiểu sai rằng đồng ý với nội quy là phải tuân thủ và chấp hành đúng nên việc bị từ chối cho liên lạc với con cái từ phía trại hè có lẽ là không sai. Chính vì hiểu sai điều này nên cha mẹ đã tự hạn chế quyền và nghĩa vụ của mình đối với con cái, mặc dù thực tế, cha mẹ không hề bị mất quyền này. Cần phải hiểu rằng, Nội quy của trại hè không phải văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định mang tính cưỡng chế buộc phải chấp hành. Ở bất kỳ thời điểm nào, nếu cha mẹ thấy việc liên lạc với con là cần thiết cha mẹ hoàn toàn có quyền không thực hiện cam kết và không một ai được phép ngăn cản. 

Bản chất của việc cha mẹ không liên lạc với con trong thời gian tham gia trại hè chỉ xuất phát từ sự tự nguyện tin tưởng và tôn trọng chương trình của đơn vị tổ chức trại hè đưa ra, nhưng khi thấy có những dấu hiệu nghi ngờ về sự an toàn và biểu hiện tâm lý không tốt ở trẻ, cha mẹ có quyền nắm bắt thông tin trực tiếp từ trẻ để kịp thời ngăn chặn và xử lý, hạn chế tối đa hậu quả và những ảnh hưởng xấu đến trẻ. 

Chỉ ai mới có quyền hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Đối với từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này”

Căn cứ theo Điều 86 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên bao gồm:

+ Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành viên

+ Người thân thích

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

Ngoài ra còn bao gồm cả những cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Từ những dẫn chiếu của pháp luật nêu trên có thể khẳng định, khi cha mẹ chưa bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền của cha mẹ đối với con thì không một tổ chức, cá nhân nào được phép cản trở, hạn chế việc cha mẹ thực hiện quyền của mình đối với con cái và ngược lại. Mọi tổ chức, cá nhân nhân danh giáo dục để tự cho mình cái quyền ngăn cản sự liên lạc giữa cha – mẹ – con đều cần xem xét và đáng lên án, bởi lẽ một người làm giáo dục đúng nghĩa, có tầm, có tâm sẽ không bao giờ được phép tự cho mình cái quyền dẫm đạp lên pháp luật và nhân quyền. Mọi hành vi ngăn cấm không được pháp luật cho phép đều là vi phạm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *