Án lệ đã công bố bị bãi bỏ trong trường hợp nào?

Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử (Điều 1, Nghị quyết Số: 04/2019/NQ-HĐTP)

Án lệ đã công bố bị bãi bỏ trong trường hợp nào?

Án lệ đương nhiên bị bãi bỏ trong trường hợp án lệ không còn phù hợp do có sự thay đổi của pháp luật.

Án lệ bị bãi bỏ theo quy định bãi bỏ án lệ do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định, việc bãi bỏ án lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Án lệ không còn phù hợp do chuyển biến tình hình;

      b) Bản án, quyết định có nội dung được lựa chọn phát triển thành án lệ đã bị hủy, sửa toàn bộ hoặc phần liên quan đến án lệ.

 

Thủ tục bãi bỏ án lệ như thế nào?

Thủ tục bãi bỏ án lệ đã được quy định chi tiết tại Điều 10, Nghị quyết Số: 04/2019/NQ-HĐTP, Luật Giang Anh xin được trích dẫn nguyên văn như sau:

Điều 10. Thủ tục bãi bỏ án lệ

  1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức, Tòa án kiến nghị với Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc bãi bỏ án lệ khi phát hiện án lệ thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này.
  2. Tòa án đã hủy, sửa bản án, quyết định thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này phải gửi báo cáo kèm theo quyết định đã hủy, sửa về Tòa án nhân dân tối cao để xem xét việc bãi bỏ án lệ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.
  3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, báo cáo theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc bãi bỏ án lệ. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao họp biểu quyết thông qua việc bãi bỏ án lệ theo nguyên tắc hướng dẫn tại khoản 3 Điều 6 của Nghị quyết này. Trên cơ sở kết quả biểu quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông báo bãi bỏ án lệ, trong đó xác định rõ thời điểm án lệ bị bãi bỏ. Thông báo bãi bỏ án lệ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao; được gửi cho các Tòa án, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Hiện nay, Việt Nam có 63 án lệ chính thức được công bố. Trong đó, 07 án lệ mới nhất đề cập tại Quyết định 39/QĐ-CA ngày 24/02/2023 được áp dụng từ ngày 27/3/2023. Về cơ bản, Việt Nam coi trọng hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa trong đó luật thành văn là nguồn luật cơ bản và quan trọng nhất, án lệ không được coi là một nguồn luật chính thức. Ở Việt Nam, án lệ chỉ được vận dụng để giải quyết vụ việc dân sự khi không có văn bản pháp luật cũng như các loại nguồn khác điều chỉnh.  So sánh với các quốc gia châu Âu như nước Anh, Mỹ, án lệ được áp dụng từ rất sớm và án lệ là nguyên tắc bắt buộc đòi hỏi Thẩm phán trong hệ thống các cơ quan Tòa án khi xét xử một vụ việc cụ thể cần phải căn cứ ngay vào các bản án, các vụ việc trước đó. Có thể thấy, hệ thống án lệ của Việt Nam còn khá khiêm tốn và chưa được áp dụng một cách rộng rãi. Trong khi đó, với sự phát triển công nghệ trong xã hội ngày nay có thể phát sinh những hành vi vi phạm pháp luật rất tinh vi, nhiều tình huống, tranh chấp mà các nhà làm luật không lường hết được để đưa vào các văn bản luật chính thống. Do vậy, việc xây dựng hệ thống án lệ phong phú sẽ là nhu cầu tất yếu và án lệ nên được áp dụng thường xuyên hơn trong hoạt động pháp luật tại Việt Nam để phát huy được giá trị của loại nguồn luật này trong thời gian tới.     

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào chưa được giải đáp hoặc có thắc mắc cần tư vấn, trợ giúp của các Luật sư, bạn có thể liên hệ với Công ty Luật TNHH Giang Anh:

CÔNG TY LUẬT TNHH GIANG ANH

VPGD: P.311, Tòa nhà 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Website: gianganhlaw.com

Email: gal.attorneys@gmail.com

HOTLINE: 0345 428 668

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *