HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỀ QUY ĐỊNH GIAO CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI CHO MẸ NUÔI DƯỠNG

Trong quan hệ hôn nhân, một trong các vấn đề phát sinh chấp mà vợ chồng không thỏa thuận được với nhau chính là Quyền nuôi con. Nhiều người vẫn nghĩ đối với con dưới 3 tuổi (36 tháng tuổi) thì quyền nuôi con sẽ mặc nhiên được giao cho người mẹ. Tuy nhiên, nếu hiểu như vậy là chưa đầy đủ và đúng với quy định của pháp luật. Hãy cùng Giang Anh Law tìm hiểu rõ hơn về quy định này.

Căn cứ pháp lý

Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, ngoại trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Về mặt pháp lý, trẻ dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ.

Trường hợp nào mẹ không được nuôi con dưới 36 tháng tuổi?

Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu rõ hai trường hợp người mẹ không được nuôi con dưới 36 tháng tuổi, gồm có:
– Người mẹ không đáp ứng đủ các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo quyền lợi của con về mọi mặt.
– Cha và mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích và quyền lợi của con.
– Ngoài ra, căn cứ theo Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Hạn chế quyền của ba, mẹ đối với con chưa thành niên:
“1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định pháp luật ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”

Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án hoàn toàn có thể ra quyết định tước quyền nuôi con, không cho mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi. Do đó, kể cả khi con đang trong độ tuổi dưới 36 tháng, là độ tuổi ưu tiên giao cho mẹ nuôi dưỡng thì khi có tranh chấp xảy ra, người mẹ cũng không được chủ quan mà vẫn phải thu thập các bằng chứng có lợi cho mình.
Các bài viết có liên quan:
Khi ly hôn quyền nuôi con dưới 7 tuổi thuộc về ai?
Nguyện vọng của con – Yếu tố quan trọng để giành quyền nuôi con.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề Quyền nuôi con dưới 36 tháng. Nếu như các bạn còn thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH Giang Anh qua các phương thức sau để được tư vấn và trợ giúp trong thời gian sớm nhất:

CÔNG TY LUẬT TNHH GIANG ANH
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
📁 Website: gianganhlaw.com
📬 Email: gal.attorneys@gmail.com
📞 Hotline: 0345 428 668
🏬 VPGD: P.311, Tòa nhà 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *