Hòa giải tranh chấp đất đai như thế nào?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (theo khoản 24 điều 3 Luật đất đai 2013)

Có hai khái niệm mà chúng ta hay hiểu và dùng lẫn lộn với nhau đó là tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan về đất đai.

Tranh chấp liên quan đến đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai như giao dịch, di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất.

Sở dĩ phải phân biệt như vậy vì trong thực tế có nhiều nhầm lẫn khi xác định bản chất của các loại tranh chấp, Tòa vẫn yêu cầu các bên phải hòa giải tại UBND cấp xã trước thì mới đủ điều kiện khởi kiện tại Toà án.

Tranh chấp đất đai có bắt buộc hoà giải?

Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

 “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở

Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định:

1.Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Như vậy, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải hòa giải, còn các tranh chấp đất đai khác thì không bắt buộc hòa giải.

Hoà giải tranh chấp đất đai ở đâu?

– Tranh chấp đất đai mà các bên không tự thương lượng, hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để được tiến hành hòa giải.

– Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác (Điều 202 Luật Đất đai 2013)

Hoà giải tranh chấp đất đai trong bao lâu?

– Đối với hòa giải ở cơ sở: Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.

– Đối với hòa giải tại UBND cấp xã: Theo khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai

Theo quy định tại Điều 88, Nghị định Số: 43/2014/NĐ-CP, thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

Bước 1:  Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  1. Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
  2. Thành lập Hội đồng hoà giải tranh chấp đất đai để thực hiện hoà giải
  3. Tổ chức cuộc họp hoà giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hoà giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
    ⇒ Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Bước 2: Lập biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản và biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trường hợp hoà giải thành:

Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Trường hợp hoà giải không thành:

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Tranh chấp đất đai là tranh chấp có thủ tục khá phức tạp và kéo dài, thường tốn kém thời gian, công sức và chi phí của người khởi kiện. Để vụ việc được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả, người dân nên tìm đến các Luật sư, hoặc Công ty Luật uy tín để được tư vấn pháp lý chính xác nhất.

Công ty Luật Giang Anh với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm tự hào là một trong những công ty Luật uy tín hàng đầu, đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng:

CÔNG TY LUẬT TNHH GIANG ANH

VPGD: P.311, Tòa nhà 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Website: gianganhlaw.com

Email: gal.attorneys@gmail.com

HOTLINE: 0345 428 668

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *