Góp vốn bằng công sức có được không?

Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020 (LDN 2020), để trở thành cổ đông của một công ty thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện góp vốn vào công ty thông qua nhiều hình thức khác nhau như: góp vốn; nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần hoặc mua cổ phần chào bán;….. Vậy một câu hỏi đặt ra rằng, khi góp vốn vào công ty cổ phần cá nhân có thể góp vốn bằng công sức có được không? Để trả lời cho câu hỏi này, quý bạn đọc hãy cùng Luật Giang Anh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Góp vốn là gì? 

Góp vốn cổ phần là hình thức góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm có góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ vào công ty.
Theo khoản 3 Điều 17 LDN 2020 quy định: Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp sau:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Quy định của pháp luật về góp vốn

Thời gian góp vốn:

– Đối với Công ty TNHH một thành viên: Trong vòng 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu phải góp đúng và đủ loại tài sản như cam kết trước đó. (khoản 2 Điều 47)

– Đối với Công ty cổ phần: Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh. (khoản 1 Điều 113)

Định giá tài sản góp vốn:

Theo Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
– Tài sản góp vốn không cần định giá bao gồm: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng. Còn với những tài sản góp vốn khác cần phải được định giá, được thể hiện bằng Đồng việt Nam.
– Việc góp vốn cổ phần thành lập công ty được tiến hành trên cơ sở tự nguyện. Do đó, việc định giá tài sản cũng được thực hiện theo nguyên tắc các thành viên tự thỏa thuận. Có 2 nguyên tắc định giá tài sản góp vốn là: (i) Các thành viên, cổ đông sáng lập tiến hành định giá; (ii) Việc định giá tài sản góp vốn được thực hiện bởi tổ chức định giá chuyên nghiệp.
Nếu định giá tài sản được thực hiện bởi tổ chức định giá, giá trị tài sản góp vốn phải được hơn 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Hình thức góp vốn:

Đây cũng là thắc mắc của nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu góp vốn vào các công ty. Hiện nay, giữa cá nhân và tổ chức lại có những quy định khác nhau về hình thức góp vốn.
Điều 34 LDN 2020 quy định về Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp như sau:
“Điều 34. Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”
Đồng thời, tại Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định:
“Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.”

KẾT LUẬN:

– Nếu là doanh nghiệp góp vốn vào doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp đó không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải sử dụng các hình thức theo khoản 2 Điều 3 nêu trên.
– Nếu là cá nhân góp vốn vào công ty cổ phần, không có quy định bắt buộc rằng không được thanh toán bằng tiền mặt, do đó, cá nhân có thể lựa chọn góp vốn bằng tiền mặt hoặc cách hình thức thanh toán phù hợp với quy định đều được.
Có thể thấy, công sức lao động không phải là một trong bất kỳ loại tài sản cụ thể được liệt kê trong luật, nếu theo quy định thì công sức không thể trở thành tài sản để góp vốn bởi tài sản được dùng để góp vào doanh nghiệp là những tài sản có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam, tuy nhiên việc định giá công sức là không khả thi.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc cá nhân đóng góp vốn vào công ty có thể lựa chọn hình thức phù hợp, miễn là được công ty đó chấp thuận, đúng với quy định của công ty. Chỉ cần có sự đồng thuận của các thành viên sáng lập thể hiện trong điều lệ công ty về việc góp vốn.

Bài viết chính là câu trả lời cho câu hỏi “Nếu góp vốn bằng công sức thì có được không?” của nhiều cá nhân, tổ chức trước khi muốn góp vốn vào các công ty. Hiện nay, Luật Giang Anh là đơn vị hỗ trợ pháp lý chuyên sâu về các lĩnh vực đầu tư doanh nghiệp, định hướng cho khách hàng có những bước đi an toàn, lợi ích trong quá trình đầu tư doanh nghiệp. Nếu có nhu cầu cần tư vấn, hỗ trợ cụ thể bạn hãy liên hệ đến Công ty Luật TNHH Giang Anh qua các phương thức sau để được tư vấn và trợ giúp trong thời gian sớm nhất:
Hotline/Zalo: 0345 428 668.
Website: https://gianganhlaw.com
Fanpage: https://www.facebook.com/gal.attorneys

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *