QUYỀN GẶP, LÀM VIỆC CỦA LUẬT SƯ VỚI NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA

QUYỀN GẶP, LÀM VIỆC CỦA LUẬT SƯ VỚI NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA

– Căn cứ vào Điều 73 Luật tố tụng Hình sự quy định tại khoản 1 thì người bào chữa có quyền sau:

  1. a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  2. b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can

– Căn cứ vào khoản 3, Điều 22 của Luật thi hành giam giữ và tạm giam năm 2015 quy định “Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa”

– Căn cứ vào Ðiều 10 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT ngày 23-1-2018 của BCA-BQP-TANDTC-VKNDTC quy định như sau: “Khi nhận được văn bản thông báo người bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật; Trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì Thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát…”.

Quyền gặp mặt, tiếp xúc, làm việc riêng của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra cũng được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo Điều 73 của Bộ luật này, người bào chữa có hai trình tự cuộc gặp với người bị tạm giữ, tạm giam:

– Thứ nhất về cuộc gặp, làm việc riêng, chủ động của người bào chữa với người bị tạm giữ, tạm giam: Theo đó, cơ sở giam giữ có trách nhiệm giải quyết yêu cầu gặp mặt của người bào chữa, trong trường hợp cần thiết thì có thể báo với cơ quan thụ lý vụ án để cử người tham gia giám sát, không thể lấy lý do cơ quan điều tra không đồng ý hoặc điều tra viên bận không tham dự để từ chối việc luật sư yêu cầu gặp mặt người bị tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như án xâm phạm an ninh quốc gia, cơ quan điều tra có thể từ chối yêu cầu gặp mặt của luật sư để bảo vệ tính bảo mật của điều tra.

Thực tiễn cho thấy Luật sư còn gặp nhiều khó khăn trong việc gặp gỡ người bị tạm giữ, tạm giam, hoặc tham gia buổi hỏi cung, lấy lời khai của người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng thông báo thời gian quá gấp khiến Luật sư không thể tham gia các buổi làm việc. Do đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã đề nghị Bộ Công an ban hành Thông tư mới để hướng dẫn cũng như đưa ra các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa và quyền gặp riêng của Luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam. Việc này sẽ giúp bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị tạm giữ, tạm giam, bị can trong giai đoạn điều tra

– Thứ hai, trường hợp người bào chữa tham dự cuộc làm việc, hỏi cung theo kế hoạch của cơ quan điều tra, điều tra viên; tuy nhiên người bào chữa chỉ được phép đặt câu hỏi khi được điều tra viên đồng ý. Khi được phép đặt câu hỏi và trả lời, thì nội dung phải được ghi rõ trong biên bản, và luật sư sẽ đọc lại, xác nhận và ký tên trên biên bản.

Mặc dù hiện nay vẫn còn tình trạng cản trở quyền của Luật sư trong việc thăm gặp bị can, bị cáo. Tuy nhiên, nếu so với các chủ thể khác thì pháp luật cũng đã tạo hành lang pháp lý và trao cho Luật sư các quyền nhất định để thực hiện chức năng, vai trò của mình mà cơ quan tiến hành tố tụng khó có thể từ chối. Do đó, khi vướng vào một vụ việc Hình sự, việc mời Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ vẫn là điều rất cần thiết. Mong rằng với những thông tin chia sẻ từ bài viết trên của Giang Anh Law có thể mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào chưa được giải đáp hoặc có thắc mắc cần sự tư vấn, trợ giúp của các luật sư, bạn có thể liên hệ với Công ty Luật TNHH Giang Anh

CÔNG TY LUẬT TNHH GIANG ANH

VPGD: P311, Tòa nhà 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Website: gianganhlaw.com

Email: gal.attorneys@gmail.com

HOTLINE: 0345 428 668

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *