CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI HIỆN NAY

Thế nào là tranh chấp thương mại?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định rằng “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”

  • Dựa vào khái niệm trên có thể suy ra rằng tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng) giữa các bên về quyền, nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh thương mại.

 

 Theo quy định tại Điều 317 Luật thương mại 2005, có 4 hình thức cơ bản để giải quyết tranh chấp như sau:

  1. Giải quyết qua thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng để cùng nhau đưa đến một thoả thuận thống nhất và hợp lý về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên

Ưu điểm

  • So với các phương pháp giải quyết tranh chấp khác như đưa ra tòa án hay dùng sự can thiệp của bên thứ ba, thương lượng giữa hai bên có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí
  • Giữ được uy tín, mối quan hệ tốt và bí mật kinh doanh của các bên

Nhược điểm

  • Nếu các bên không có thiện chí thương lượng thì sẽ không giải quyết được tranh chấp
  • Kết quả thương lượng không được đảm bảo thi hành pháp chế
  1. Giải quyết thông qua hoà giải: 

Phương thức này có sự hiện diện của người thứ 3 (với vai trò là hoà giải viên), thông thường Bên thứ 3 phải là những người có kiến thức pháp lý và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp, chẳng hạn như Luật sư, Hòa giải viên để phân tích, thuyết phục các bên tìm ra giải pháp tối ưu nhất để giải quyết tranh chấp. 

Ưu điểm: 

  • Qua ý kiến của bên Thứ 3, các bên sẽ có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn nên dễ đi đến thống nhất hơn so với phương thức Thương lượng;
  • Bên thứ 3 là những người có kiến thức pháp luật nên ngoài việc đưa ra hướng giải quyết, Bên thứ 3 có thể chỉ ra những hậu quả pháp lý mà các bên phải gánh chịu nếu không tự hòa giải được với nhau.
  • Quá trình hòa giải thường giúp các bên giữ được một mối quan hệ đối tác tốt đẹp, không nảy sinh quan hệ đối đầu giữa các bên
  • Cũng giống như phương thức thương lượng, hoà giải sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và không bị giới hạn về mặt thời gian

Nhược điểm:

  • Tuy nhiên, kết quả của hòa giải chỉ được thực hiện khi các bên có thiện chí giải quyết tranh chấp
  • Người hòa giải sẽ không có quyền đưa ra những quyết định mang tính ràng buộc

3️. Giải quyết thông qua tòa án:

– Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp (theo Khoản 1, Điều 2 Luật Tổ chức toà án nhân dân năm 2014)

– Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án thường chặt chẽ và nghiêm ngặt theo các điều khoản của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

– Những tranh chấp về thương mại sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa kinh tế – Toà chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân

Ưu điểm: 

  • Quyết định của toà án được xem là ràng buộc và có hiệu lực pháp lý để đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho các bên.
  • Các bên buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt theo trình tự
  • Những quyết định hay bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà các bên tranh chấp không tự nguyện tuân thủ thì sẽ bị cưỡng chế thi hành bởi toà án.

Nhược điểm

  • Thời gian để giải quyết tranh chấp tại tòa án thường rất dài, có thể kéo dài trong vài năm. Điều này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh và hoạt động của các bên.
  • Thời gian giải quyết dài, các bên phải tập trung chứng minh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước Tòa án nên sẽ tốn kém hơn về chi phí.
  • Việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể gây ra sự căng thẳng và ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh doanh trong tương lai giữa các bên.
  1. Giải quyết thông qua trọng tài : 

Để được giải quyết tranh chấp qua trọng tài thương mại cần cũng cần một số điều kiện nhất định. Cơ quan giải quyết là Trung tâm trọng tài và phán quyết của trọng tài là chung thẩm. Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại sẽ không được công khai để đảm bảo tính bí mật giữa các bên liên quan

Ưu điểm: 

  • Quá trình giải quyết tranh chấp qua trọng tài thường nhanh chóng hơn vì không đòi hỏi các thủ tục, trình tự pháp lý phức tạp như Toà án
  • Tuy nhiên, điều đó sẽ đồng nghĩa với việc chi phí đòi hỏi giải quyết tranh chấp sẽ cao hơn so với các phương thức còn lại

Nhược điểm:

  • Các bên khó kiểm soát quá trình giải quyết và chưa có cơ chế phản ánh nếu có hành vi vi phạm
  • Thiếu thẩm quyền xử lý tội: Trọng tài không có thẩm quyền xử lý các tội phạm liên quan đến tranh chấp thương mại
  • Phán quyết trọng tài cũng có thể bị hủy nếu có căn cứ. 

Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp về các Phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại mà các bên có thể lựa chọn. Mỗi phương thức sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, không có phương thức nào hoàn hảo và tuyệt đối an toàn trong mọi trường hợp. Tùy vào thời gian xảy ra tranh chấp và tính chất phức tạp, mức độ căng thẳng của tranh chấp,… các bên cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn được phương thức phù hợp trong một tình huống cụ thể. Mong rằng với những thông tin chia sẻ từ bài viết trên của Giang Anh Law có thể mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào chưa được giải đáp hoặc cần sự tư vấn trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hình thức tranh chấp thương mại, bạn có thể liên hệ với Công ty Luật TNHH Giang Anh

CÔNG TY LUẬT TNHH GIANG ANH

VPGD: P311, Toà nhà 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Website: gianganhlaw.com

Email: gal.attorneys@gmail.com

HOTLINE: 0345 428 668

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *