Ly hôn với người Nhật Bản cần chú ý những gì?

Theo số liệu của Bộ Tư pháp Nhật Bản, năm 2017, có khoảng 262.000 người Việt sống tại Nhật có thẻ cư trú và giấy chứng nhận thường trú đặc biệt. Tính đến cuối năm 2019, con số này là khoảng 410.000 người Việt Nam sống ở Nhật Bản. Số lượng người Việt Nam sống tại Nhật Bản là tương đối nhiều, vì thế, việc kết hôn giữa người Việt Nam với người Nhật Bản, hoặc hai người Việt Nam định cư tại Nhật Bản cũng ngày càng gia tăng. Kéo theo đó là nhu cầu xử lý về mặt pháp lý trong mối quan hệ này cũng tăng. Vậy, Pháp luật về Ly hôn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản, giữa hai người Việt Nam định cư tại Nhật Bản có quy định như thế nào?

Trả lời:

  • Đầu tiên, về thẩm quyền giải quyết vụ việc:

Khoản 2 Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014 quy định: “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự”.

Từ đó dẫn chiếu đến quy định tại Điểm d, khoản 1 Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:….d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.”

Vì vậy, việc ly hôn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản, giữa hai người Việt Nam định cư tại Nhật Bản sẽ được giải quyết tại Tòa án Việt Nam mà không nhất thiết phải đến Nhật Bản. Cụ thể hơn, khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền ở đây là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đương sự hiện đang cư trú hoặc cư trú trước khi sang Nhật Bản.

  • Thứ hai, về áp dụng pháp luật:

Điều 122 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014 quy định:

1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này. Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.”

Từ quy định trên có thể thấy, pháp luật được áp dụng để giải quyết là pháp luật Việt Nam, trừ khi có sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thì mới áp dụng điều ước quốc tế đó.

Pháp luật Nhật Bản sẽ được áp dụng trong trường hợp Pháp luật Việt Nam có dẫn chiếu đến hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có dẫn chiếu rằng áp dụng pháp luật Nhật Bản.

Việc ly hôn giữa người Việt Nam với người Nhật Bản hay giữa hai người Việt Nam định cư tại Nhật Bản khá phức tạp bởi có thể liên quan đến cả Pháp luật Việt Nam, Pháp luật Nhật Bản và thậm chí là điều ước quốc tế. Đây quả là sự trở ngại lớn trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của mình khi ly hôn. Để hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật và phương hướng giải quyết cụ thể bạn có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được lời tư vấn chính xác và hiệu quả nhất từ những Luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Trường hợp còn bất cứ câu hỏi nào chưa được giải đáp hoặc có thắc mắc cần tư vấn, trợ giúp của các luật sư, bạn có thể liên hệ với Công ty Luật TNHH Giang Anh qua địa chỉ website: https://hanoiattorneys.com hoặc Hotline tư vấn: 0345 428 668.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *