Mục Lục
Hiện nay, trong các hợp đồng dân sự, thương mại, điều khoản đặt cọc được sử dụng rất phổ biến, nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của các bên kèm theo đó là các điều khoản phạt tiền cọc khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong thực tế, khi từ chối giao kết, từ chối thực hiện hợp đồng thì bên từ chối đều không muốn bị phạt cọc. Vậy làm thế nào để không phải đền phạt cọc trong những trường hợp như vậy?
1.Trước tiên cần phải xác định thế nào là đặt cọc?
Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, đối tượng của hợp đồng đặt cọc là “tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác”. Mục đích của hợp đồng đặt cọc là để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện một hợp đồng khác. Vì vậy, khi giao kết không thực hiện được do một bên từ chối thì bị phạt cọc. Phạt cọc được thực hiện bằng chính tài sản đã đặt cọc khi bên đặt cọc vi phạm nghĩa vụ; bên nhận đặt cọc vi phạm nghĩa vụ thì trả lại cọc và “phạt cọc” bằng một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc. Tất nhiên, ngoài quy định mang tính định hướng của pháp luật, các bên có quyền thỏa thuận khác về mức phạt cọc này.
Như vậy, đối tượng của hợp đồng đặt cọc là “tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác”. Mục đích của hợp đồng đặt cọc là để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện một hợp đồng khác. Vì vậy, khi giao kết không thực hiện được do một bên từ chối thì bị phạt cọc. Phạt cọc được thực hiện bằng chính tài sản đã đặt cọc khi bên đặt cọc vi phạm nghĩa vụ; bên nhận đặt cọc vi phạm nghĩa vụ thì trả lại cọc và “phạt cọc” bằng một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc. Tất nhiên, ngoài quy định mang tính định hướng của pháp luật, các bên có quyền thỏa thuận khác về mức phạt cọc này.
2. Trường hợp nào không phải đền tiền phạt cọc?
Thứ nhất, theo thỏa thuận của các bên
Căn cứ theo khoản 2 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015:
“Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
2. Theo thỏa thuận của các bên;”
Tức là nếu các bên có hợp đồng đặt cọc và sau đó thỏa thuận chấm dứt hợp đồng đặt cọc thì pháp luật dân sự tôn trọng điều đó và bên từ chối thực hiện hợp đồng sẽ không phải phạt đền tiền đặt cọc.
Thứ hai, không phải đền tiền phạt cọc do có sự kiện bất khả kháng
Căn cứ theo khoản 2 Điều 315 Bộ luật Dân sự 2015:
“2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Căn cứ theo khoản 1, Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Do đó nếu bạn không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng đặt cọc do sự kiện bất khả kháng thì bạn sẽ không phải phải đền tiền phạt cọc. Tuy nhiên, để được xem là sự kiện bất khả kháng thì phải chứng minh là các bên đã lường trước được hay chưa? Đã dùng mọi biện pháp và khả năng cho phép để khắc phục hay chưa? Nếu đáp ứng được “điều kiện đủ” này thì mới được xem là sự kiện bất khả kháng trong giao dịch dân sự.
Thứ ba, không phải đền phạt cọc do lý do khách quan
Căn cứ theo Án lệ số 25/2018
Tình huống án lệ: Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán nhà có thỏa thuận trong một thời hạn nhất định bên nhận đặt cọc phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, nếu vi phạm thì phải chịu phạt cọc. Hết thời hạn theo thỏa thuận, bên nhận đặt cọc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, phải xác định việc bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do khách quan và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc.
Thứ tư, chỉ bị bị phạt cọc nếu các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng chữ “đặt cọc” đối với hợp đồng bằng văn bản.
Căn cứ theo Nghị định số 21/2021/NĐ-CP:
“Điều 37. Trường hợp không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước
Trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước.”
Theo đó, nếu trong trường hợp trong hợp đồng không xác định rõ đó là tiền đặt cọc hay là tiền trả trước thì được coi là tiền trả trước hoặc trong hợp đồng không ghi rõ chữ “đặt cọc” mà thay vào đó là chữ “trả trước” thì đó là tiền trả trước. Do đó, việc không phải đền tiền cọc trong trường hợp này khá dễ hiểu, bởi lẽ trả trước được hiểu là một khoản tiền mà bên trả trước đưa cho bên có tài sản khi chưa giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán.
Với những thông tin trong bài viết trên, chúng tôi hy vọng sẽ có thể giúp đỡ các bạn hiểu về những trường hợp không phải đền tiền đặt cọc trong giao dịch dân sự. Nếu như các bạn còn thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi nào chưa được giải đáp, các bạn có thể liên hệ với Công ty Luật TNHH Giang Anh qua Website: https://hanoiattorneys.com hoặc Hotline: 0345 428 668 để được tư vấn và trợ giúp trong thời gian sớm nhất.