Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các cá nhân, tổ chức ngày một trở nên sôi động. Tuy nhiên, để thực hiện đầu tư một cách chính xác về mặt pháp luật, chặt chẽ về mặt thủ tục thì không phải tất cả các nhà đầu tư đều nắm được quy trình thực hiện. Vì vậy, hãy cùng GAL tìm hiểu ngay những quy định cơ bản của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài thông qua bài viết dưới đây.

Thứ nhất, tùy thuộc vào mục đích kinh doanh và điều kiện cá nhân, có rất nhiều hình thức nhà đầu tư có thể lựa chọn để đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
  • Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, không đầu tư các ngành nghề bị cấm đầu tư và đáp ứng đủ các điều kiện đầu tư của các ngành nghề đầu tư có điều kiện. Ví dụ: Việt Nam cấm đầu tư, kinh doanh các chất ma túy, các loại hóa chất, khoáng vật….; Hoặc để được cấp phép đầu tư vào ngành, nghề kinh doanh bất động sản, nhà đầu tư phải là doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp….

Thứ hai, về trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, một trong những điểm mới của Luật đầu tư 2020 so với các phiên bản cũ hơn đó là xuất hiện thêm khái niệm “chấp thuận chủ trương đầu tư”. Cụ thể, đây là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư (khoản 1 Điều 3 Luật đầu tư 2020). Tuy nhiên, không phải tất cả các dự án đầu tư đều cần sự chấp thuận chủ trương, mà chỉ một số dự án nhất định, ví dụ: những dự án cần có sự khảo sát và nghiên cứu kỹ càng, tốn kém chi phí, thời gian, để tránh trường hợp sau khi khảo sát và nghiên cứu kỹ mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì sẽ gây lãng phí nguồn lực.

Xét về xu thế đầu tư của các nhà đầu tư trong nhiều năm trở lại đây, trong bài viết lần này, GAL sẽ chỉ đề cập đến trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với những trường hợp không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, cụ thể gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Hồ sơ bao gồm:
  1. Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  2. Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  3. Quyết định đầu tư ra nước ngoài;
  4. Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép (kèm theo Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư);
  5. Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có);
  6. Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư (Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư)
  7. Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài đối với trường hợp có yêu cầu;
  8. Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước nếu có yêu cầu.

Bước 2: Nộp Hồ sơ

  • Nhà đầu tư kê khai thông tin Hồ sơ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và nộp 03 bộ hồ sơ (01 bộ gốc) cho Bộ Kế hoạch và đầu tư;
  • Bộ Kế hoạch và đầu tư tiến hành xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của Hồ sơ;

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư;
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không đáp ứng các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo từ chấp cấp và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản liên quan đến thủ tục đầu tư ra nước ngoài đối với những trường hợp không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào chưa được giải đáp hoặc có thắc mắc cần tư vấn, trợ giúp của các Luật sư, bạn có thể liên hệ với Công ty Luật TNHH Giang Anh. Ngoài ra, GAL cung cấp dịch vụ pháp lý về lĩnh vực Đầu tư – Doanh nghiệp, hỗ trợ Khách hàng trong việc hoàn tất thủ tục đầu tư, xin cấp phép đầu tư. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi qua địa chỉ website: https:// gianganhlaw.com hoặc Hotline: 0345 428 668 để được hỗ trợ kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *