Thủ tục mua bán doanh nghiệp

Mua bán doanh nghiệp là một hiện tượng phổ biến và tất yếu trong nền kinh tế thị trường giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh và củng cố quyền lực. Tuy nhiên, nếu để việc mua bán doanh nghiệp diễn ra tràn lan, thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp “đồng hóa” vào nhau và sẽ triệt tiêu cạnh tranh. Trước vấn đề này, pháp luật Việt Nam quy định thế nào về thủ tục mua bán doanh nghiệp?

1. Hiểu về “Mua bán doanh nghiệp”

Theo pháp luật Việt Nam, hiện nay chưa có bất cứ một định nghĩa cụ thể rõ ràng nào về “mua bán doanh nghiệp”. Tuy nhiên:
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 128/2014/NĐ-CP quy định “Bán doanh nghiệp” là việc chuyển đổi sở hữu toàn bộ một doanh nghiệp hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc cho tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác có thu tiền.”
Và theo khoản 4 Điều 29 Luật cạnh tranh 2018: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.
Các loại hình doanh nghiệp được thực hiện việc “mua bán” bao gồm: (i) Doanh nghiệp tư nhân (Điều 192 Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2020); (ii) Công ty TNHH (Điều 52 LDN 2020) và (iii) Công ty cổ phần (Điều 27 LDN năm 2020). Trên cơ sở phân tích các hình thức mua bán đối với từng loại hình doanh nghiệp trên, có thể chia hai hình thức mua bán doanh nghiệp thành: Mua bán toàn bộ doanh nghiệp và Mua bán một phần doanh nghiệp.
Để có thể biết một doanh nghiệp có thể thực hiện việc mua bán hay không, quý bạn đọc có thể xem lại các quy định pháp luật về điều kiện mua bán doanh nghiệp TẠI ĐÂY

2. Thủ tục mua bán doanh nghiệp

2.1. Đối với doanh nghiệp tư nhân:

Bước 1: Soạn thảo hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Sau khi các bên đã hoàn thành việc mua bán doanh nghiệp thì cần chuẩn bị các tài liệu sau đây để chứng minh việc mua bán đó đã hoàn thành:
        – Giấy biên nhận tiền mua bán doanh nghiệp
        – Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân
        – Đăng ký doanh nghiệp cho người mua

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân
Sau khi tiến hành mua bán, sẽ phải thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm các loại giấy tờ sau:
        – Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người mua
        – Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán

Bước 3: Nộp hồ sơ
Người mua doanh nghiệp tư nhân gửi thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận; kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

2.2. Đối với Công ty cổ phần

Hiện nay pháp luật không quy định về mua bán Công ty cổ phần, hình thức mua bán chủ yếu của loại hình doanh nghiệp này được thực hiện theo phương thức nhận chuyển nhượng cổ phần. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu nhận cổ phần được chuyển nhượng thực hiện theo thủ tục sau:
         – Bước 1: Kiểm tra thông tin Công ty cổ phần cần mua
         – Bước 2: Chuyển nhượng cổ phần
Căn cứ khoản 2 Điều 127 LDN 2020 có 02 hình thức chuyển nhượng công ty cổ phần: (i) thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán và (ii) thực hiện bằng hợp đồng.
Ngoài ra, theo Đối với cá nhân chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế) với cách tính thuế như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%
(Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015)

Bước 3: Hoàn tất thủ tục
Đầu tiên, tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Sau đó, tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần. Tiếp đến, tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty. Cuối cùng, đăng ký thay đổi cổ đông theo quy định.
Hiện nay, theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì Công ty cổ phần không cần thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi cổ đông, công việc này chỉ cần thực hiện trong nội bộ công ty.

2.3. Đối với công ty TNHH

Tương tự như công ty cổ phần, việc mua bán công ty TNHH được thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng phần vốn góp, như sau:
Bước 1: Ký hồ sơ chuyển nhượng vốn góp và thanh toán giá trị chuyển nhượng
Hồ sơ chuyển nhượng tùy từng trường hợp được quy định chi tiết tại Điều 52 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh, kê khai thuế thu nhập cá nhân
Việc kê khai thuế thu nhập cá nhân của công ty TNHH được thực hiện tương tự như đối với công ty cổ phần
Bên cạnh đó, theo Điều 52 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, công ty TNHH còn phải thực hiện Đăng ký thay đổi thành viên công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh hoàn thành thủ tục chuyển nhượng công ty

Như vậy, đối với mỗi loại hình doanh nghiệp pháp luật Việt Nam lại có những quy định cụ thể riêng, khác biệt về cách thức mua bán, chuyển nhượng. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua bán doanh nghiệp cần đọc và áp dụng kỹ các quy định pháp luật để thực hiện đúng trình tự thủ tục, tránh mất thời gian và công sức.

Hiện nay, Giang Anh Law đang là đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, hướng dẫn soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị các giấy tờ liên quan để phục vụ cho việc mua bán Doanh nghiệp. Các thỏa thuận liên quan đến việc mua bán doanh nghiệp cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng để tránh hậu quả phát sinh sau khi hoàn tất thủ tục. Nếu quý khách đang có nhu cầu và còn nhiều vướng mắc, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ website: https://gianganhlaw.com hoặc Hotline tư vấn: 0345 428 668 để được hỗ trợ kịp thời.

1 thoughts on “Thủ tục mua bán doanh nghiệp

  1. Pingback: - Luật Giang Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *