Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Tốc độ phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam kéo theo việc có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập để cùng thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Trên thực tế, việc thành lập doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho bản thân doanh nghiệp đó cụ thể: 
  • Giúp cho việc kinh doanh của diễn ra hợp pháp và chính thức theo quy định của pháp luật.
  • Việc thành lập doanh nghiệp sẽ giúp mở rộng quy mô kinh doanh, thể hiện tính chuyên nghiệp, minh bạch, từ đó dễ dàng thu hút lao đông và huy động vốn, mở ra cơ hội hợp tác với các đối tác lớn.
  • Việc thành lập doanh nghiệp sẽ giúp thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp được bảo hộ theo quy định của pháp luật…..
Với các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế như hiện nay, thủ tục thành lập một doanh nghiệp có thể nói là dễ dàng hơn trước rất nhiều. Các bước để thành lập doanh nghiệp được chia thành 02 Giai đoạn:


Giai đoạn 1: Xác định các thông tin cơ bản về Doanh nghiệp.

Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp.
Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, pháp luật Việt Nam hiện tại đang công nhận 04 loại hình Doanh nghiệp bao gồm:
  1. Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) được chia làm: Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty TNHH một thành viên.
  2. Công ty Cổ phần.
  3. Doanh nghiệp tư nhân.
  4. Công ty Hợp danh.
Bước 2: Chọn tên doanh nghiệp
Căn cứ Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quy định về cách đặt tên được quy định như sau:
1.  Tên tiếng Việt gồm 2 thành tố: Tên loại hình doanh nghiệp và Tên riêng
2.  Tên công ty sẽ bị từ chối trong các trường hợp: 
  • Bị bị trùng lặp với những công ty đã đăng ký
  • Dễ gây nhầm lẫn;
  • Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên nhãn hiệu của bên thứ 3 đã được bảo hộ trước thời điểm thành lập doanh nghiệp;
  • Có các yếu tố trái với thuần phong mỹ tục
  • Sử dụng từ ngữ có tính chất bạo động, vi phạm văn hoá, lịch sử
  • Sử dụng tên của lực lượng quân đội, vũ trang, công an, cơ quan nhà nước (trừ trường hợp được cho phép)
Bước 3:  Chọn trụ sở chính
Điều 42 Luật Doanh nghiệp quy định:  “Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”

Bước 4:
Đăng ký vốn điều lệ và ngành nghề kinh doanh.
Với loại hình Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh, Công ty TNHH, tổ chức hoặc cá nhân phải xác định số vốn điều lệ.
Đối với Công ty Cổ phần: Vốn điều lệ là tổng mệnh giá đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty
Đối với Công ty hợp danh hoặc Công ty TNHH: Là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết khi thành lập công ty
Với ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm, có thể tham khảo tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg

Bước 5:
Xác định người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch như ký hợp đồng, ký các văn bản hồ sơ thuế….
Thông thường, chức danh của người đại diện theo pháp luật trong công ty có thể là giám đốc, tổng giám đốc, phó giám đốc, phó tổng giám đốc.


Giai đoạn 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ đăng ký kinh doanh:
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Giấy đề nghị đăng ký công ty là văn bản với nội dung đề nghị đăng ký công ty (doanh nghiệp mới) gửi đến cơ quan thẩm quyền, mẫu giấy đề nghị được quy định tại phụ lục Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT. Các bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
  2. Điều lệ công ty: Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả thành viên công ty về mục đích thành lập, về tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động cho công ty, được các thành viên công ty thông qua và được cơ quan đăng ký kinh doanh xác nhận. 
  3. Danh sách thành viên hoặc cổ đông góp vốn: Hồ sơ đăng ký cần chuẩn bị 1 danh sách thành viên đối với Công ty TNHH và Công ty Hợp danh hoặc danh sách cổ đông đối với Công ty Cổ phần.
  4. Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông góp vốn.
  5. Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh:
  • Nơi nộp hồ sơ: Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị hồ sơ, cá nhân/ tổ chức cần nộp hồ sơ mang đến: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty. Người nộp hồ sơ có thể nộp dưới 3 hình thức: Nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến qua cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Nộp lệ phí đăng ký kinh doanh: Theo điều 37 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, phí,             lệ phí đăng ký kinh doanh có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.  
Sau khi hoàn thành các bước trên, căn cứ khoản 5 điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 
Hiện nay, Giang Anh Law đang là ĐƠN VỊ CHUYÊN: Tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp khách hàng thực hiện các thủ tục và chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Tính toán, cân đối thời gian để Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh theo ngày mong muốn; Tra cứu để Doanh nghiệp tránh các tên trùng, tên gây nhầm lẫn và tên vi phạm điều cấm; Cung cấp dịch vụ Pháp chế Doanh nghiệp – một bộ phận không thể thiếu đối với bất cứ loại hình Doanh nghiệp nào.
Để được giải đáp hoặc có thắc mắc cần tư vấn, trợ giúp của các luật sư, bạn có thể liên hệ tới Công ty Luật TNHH Giang Anh qua địa chỉ website: https://gianganhlaw.com hoặc Hotline tư vấn: 0345 428 668 để được hỗ trợ kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *