Pháp chế doanh nghiệp có quan trọng không ?

Trong xã hội hiện nay, bất cứ ngành nghề nào cũng có vị trí và vai trò quan trọng riêng, góp phần vào sự phát triển chung của một quốc gia. Tại Việt Nam, trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội. Giờ đây, mục tiêu hướng đến của hầu hết các Doanh nghiệp không chỉ là Phát triển mà còn là Phát triển một cách bền vững và an toàn. Để thực hiện được điều đó, rõ ràng không thể loại bỏ bộ phận pháp chế khỏi chính doanh nghiệp, bởi lẽ mọi cá nhân và tổ chức đều phải sống và hoạt động trong khuôn khổ của Luật pháp.

1. Pháp chế doanh nghiệp là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế có thể hiểu: Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Vì sao các doanh nghiệp đều cần đến đội ngũ pháp chế?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 55/2011/NĐ-CP như sau:

  • Là những người “kiến tạo”:
    – Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn, giúp doanh nghiệp trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp; xây dựng và ban hành nội quy, quy chế của doanh nghiệp; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
    – Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các loại mẫu hợp đồng; có ý kiến về mặt pháp lý và thẩm định dự thảo hợp đồng do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo trước khi trình cấp trên; tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng.
    – Chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan giúp doanh nghiệp góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi xin ý kiến; tổng kết, đánh giá pháp luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Là những chiếc “áo giáp” bảo vệ rủi ro – điều tiết, kiểm soát:
    – Là đơn vị giám sát, kiểm soát hoạt động của các bộ phận khác trong doanh nghiệp trong việc tuân thủ quy định, nội quy, quy chế.
    – Tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài.
    – Giúp doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động; tham gia tố tụng hoặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp.

3. Tầm quan trọng của pháp chế doanh nghiệp

Thứ nhất, bất cứ ngành nghề nào cũng cần đến pháp luật. Đặc biệt là trong kinh doanh, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn ở Việt Nam không chỉ chú trọng đến doanh thu, nguồn vốn mà các vấn đề liên quan đến pháp lý họ đều cần đến đội ngũ pháp chế chuyên nghiệp, “chăm sóc” cho bộ phận này trở thành “cánh tay phải” đắc lực trợ giúp doanh nghiệp tự tin tiến bước trên thương trường. Theo Trưởng ban Pháp chế Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) Ðặng Thị Tuyết, lãnh đạo tập đoàn ngày càng có niềm tin vào đội ngũ những người làm công tác pháp chế. Nhiệm vụ của Ban Pháp chế VINACOMIN là thực hiện công tác pháp chế doanh nghiệp trong nội bộ, quản trị rủi ro trong kinh doanh.

Thứ hai, pháp chế doanh nghiệp chính là đơn vị then chốt, quan trọng trong việc tạo chỗ dựa vững chắc để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; xây dựng được văn hóa tuân thủ pháp luật, góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng như có ý thức học hỏi và tôn trọng luật pháp quốc tế trong giao dịch, làm ăn.

Thứ ba, Doanh nghiệp khi đã xây dựng được đội ngũ pháp chế vững mạnh thì vị thế cũng từ đó được nâng lên trong các cuộc đàm phán với đối tác, nhất là đối tác nước ngoài. Ðiều này còn khẳng định “cái tầm” của một doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, minh bạch, luôn tuân thủ pháp luật và rất đáng tin cậy. Chủ doanh nghiệp sẽ yên tâm về tất cả các hợp đồng, các hồ sơ tài liệu bởi những rủi ro pháp lý đã được lường trước, giảm bớt và có thể được loại bỏ bởi sự thẩm định của cán bộ pháp chế.

Thứ tư, hệ thống pháp luật của Việt Nam luôn có sự sửa đổi, bổ sung liên tục, ban hành nhiều thông tư, nghị định mà nếu không cập nhật sẽ trở nên lạc hậu và thực hiện sai. Chính vì thế, pháp chế doanh nghiệp luôn tìm hiểu, nắm bắt kịp thời những thay đổi về chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước để tránh cho doanh nghiệp những thiệt hại không đáng có. Theo Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Ðậu Anh Tuấn, hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu cho nên nhiều văn bản pháp lý có nhiều thay đổi cũng như có thể có nhiều cách hiểu khác nhau. Do đó, những người làm luật, pháp chế tại Việt Nam phải có nhạy cảm thực tiễn để có thể tham mưu bảo vệ, phòng, chống tốt nhất cho doanh nghiệp.

Thực tế, không phải không có các doanh nghiệp còn coi việc thành lập bộ phận pháp chế như việc làm “hình thức”. Song con số đó đang ngày càng giảm. Sau các vụ kiện tụng liên quan đến các hợp đồng thương mại có giá trị lớn mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam “dính” vào, lãnh đạo nhiều đơn vị đã nhận thức rõ hơn về vai trò của các nhân viên pháp chế. Không chỉ vậy, lãnh đạo nhiều công ty còn tổ chức các buổi tập huấn về những văn bản luật cơ bản cho cán bộ, nhân viên của mình. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn có đội ngũ pháp chế đồng hành nhưng vấn đề kinh tế cũng đặt ra không ít trở ngại. Hoặc, xuất phát từ quy mô, mục tiêu hướng đến của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, do đó việc xây dựng cả một bộ phận pháp chế cồng kềnh đôi khi là không cần thiết và khi đó sẽ trở thành không hiệu quả đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Với mong muốn có thể đồng hành tạo điểm tựa vững chắc cho mọi Doanh nghiệp an tâm trên đà phát triển, Công ty Luật TNHH Giang Anh xây dựng rất nhiều các gói Dịch vụ pháp chế đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với quy mô, hoạt động và mục tiêu Doanh nghiệp hướng đến. Chúng tôi sẽ cùng với Doanh nghiệp tạo ra những “Giá trị” và mang đến cho Doanh nghiệp những cảm nhận đáng giá và tính thiết thực khi sở hữu Dịch vụ pháp chế Doanh nghiệp từ Luật Giang Anh.

Nếu bạn quan tâm hoặc có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào cần giải đáp hoặc trợ giúp tư vấn của luật sư, quý bạn đọc có thể liên hệ đến Công ty qua địa chỉ website: https://gianganhlaw.com hoặc Hotline tư vấn: 0345 428 668 để được hỗ trợ kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *