Nhiều người cho rằng doanh nghiệp nào cũng có thể mua bán được. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, chỉ công ty tư nhân mới có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần thì hình thức mua bán chủ yếu để giành quyền kiểm soát doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức chuyển nhượng cổ phần. Còn đối với việc mua bán công ty TNHH thì được chuyển nhượng góp vốn trong công ty. Vậy điều kiện nào để các doanh nghiệp được thực hiện các công việc trên?
Mua bán doanh nghiệp là gì?
Mua bán doanh nghiệp được viết tắt là M&A (tức là Mergers and Acquisitions) để chỉ về các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Mua bán có thể được hiểu là việc một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác mà không sinh ra một pháp nhân mới.
Thủ tục mua bán doanh nghiệp luôn phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo cho việc thực hiện mua bán đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, xong cũng là để nhà nước có thể kiểm soát, tránh sự gian dối, trốn thuế của các công ty từ nhỏ đến lớn hiện nay. Để hiểu rõ hơn về thủ tục mua bán đối với từng loại doanh nghiệp, Công ty luật TNHH Giang Anh mời quý bạn đọc đón đọc TẠI ĐÂY!
Điều kiện mua bán doanh nghiệp
2.1 Đối với doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ theo Điều 192 Luật doanh nghiệp 2020: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về:
- Các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp;
- Trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
-Theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như sau: Nếu các công việc trên làm ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động; Người sử dụng lao động hiện tại và người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua; Người lao động bị thôi việc thì được nhận trợ cấp mất việc làm
2.2 Đối với Công ty TNHH
- Đối với công ty TNHH 2 thành viên:
Hiện nay, theo quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 1 Điều 52 và khoản 6,7 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020:
- Thành viên Công ty TNHH 2 Thành viên chỉ được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong trường hợp thành viên “yêu cầu” công ty mua lại phần vốn góp của mình nhưng công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.
- Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Nếu là người thân thích nằm trong hàng thừa kế thì đương nhiên là thành viên của công ty. Những người còn lại chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp nhận.
Các thành viên của công ty chỉ được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình theo các trường hợp đã nêu trên. Các trường hợp còn lại phải thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật về chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên.
- Đối với công ty TNHH 1 thành viên
-Trường hợp 1: Chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên chuyển nhượng một phần vốn góp cho các cá nhân, tổ chức khác: Trong trường hợp này công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng. (Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2020)
-Trường hợp 2: Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác: Với trường hợp này công ty phải tiến hành thay đổi chủ sở hữu công ty.
2.3 Đối với Công ty Cổ phần
Đối với cổ phần của cổ đông phổ thông: Được tự do chuyển cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập (Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020)
Căn cứ khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 Đối với cổ phần của cổ đông sáng lập, phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập được tự do chuyển cổ phần cho nhau;
- Nếu chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông
- Các hạn chế này được bãi bỏ sau 3 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Người nhận chuyển nhượng mới phải là người có quyền thành lập, góp vốn thành lập, mua cổ phần, vốn góp và quản lý doanh nghiệp, trừ các trường hợp được quy định rõ tại Khoản 2, Điều 17 luật Doanh nghiệp 2020: cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, công chức, viên chức, Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam hoặc Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;…….
Trên đây là điều kiện thành lập đối với từng loại hình doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những quy định riêng khác biệt. Chúng tôi mong rằng thông qua bài viết này quý khách có thể hiểu rõ hơn về điều kiện mua bán doanh nghiệp để tránh nhầm lẫn. Đồng thời, nếu quý khách có nhu cầu cần tư vấn, hỗ trợ cụ thể hãy liên hệ đến Công ty Luật TNHH Giang Anh qua các phương thức sau để được tư vấn và trợ giúp trong thời gian sớm nhất:
Hotline/Zalo: 0345 428 668.
Website: https://gianganhlaw.com
Fanpage: https://www.facebook.com/gal.attorneys