NHẬN HỐI LỘ SẼ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO THEO GIANG ANH LAW – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI HÀ NỘI

văn phòng luật sư tại Hà Nội

Có thể bạn đã từng nghe rất nhiều về các vụ án chấn động trọng điểm về các trường hợp lợi dụng chức vụ để nhận hối lộ với số tiền vô cùng lớn lên đến cả nghìn tỷ. Nhưng có lẽ bạn vẫn chưa hiểu rõ về trường hợp nào thì cấu thành tội trạng hay người nhận hối lộ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào. Vậy thì hãy cùng văn phòng luật sư tại Hà Nội Giang Anh Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

 

 Đưa, nhận hối lộ được hiểu như thế nào?

Về hành vi đưa hối lộ, theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015,  ưa hối lộ là việc một người trực tiếp hoặc thông qua trung gian cung cấp hoặc chuẩn bị cung cấp lợi ích cho một người có chức vụ, quyền hạn hoặc một bên thứ ba hoặc tổ chức khác, nhằm thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hoặc không thực hiện một hành động theo lợi ích hoặc yêu cầu của người đưa hối lộ.

  • Về hành vi nhận hối lộ, theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, nhận hối lộ là việc một người tận dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc thông qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận lợi ích bất kỳ cho bản thân hoặc cho một bên thứ ba hoặc tổ chức khác, nhằm thúc đẩy người đó thực hiện hoặc không thực hiện một hành động theo lợi ích hoặc yêu cầu của người đưa hối lộ.

Các lợi ích trong đưa, nhận hối lộ có thể là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất.Một chủ thể bắt buộc tồn tại trong các quan hệ đưa, nhận hối lộ đó là người có chức vụ, quyền hạn. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

  • – Cán bộ, công chức, viên chức;
  • – Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
  • – Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • – Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
  • – Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Tội đưa và nhận hối lộ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào ?

Tội đưa hối lộ

Dựa theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015, hình phạt cho hành vi đưa hối lộ có thể là phạt tiền, cải tạo không giam giữ từ 06 tháng đến 03 năm cho đến mức cao nhất là 20 năm tù tùy thuộc vào mức độ, cách thức, hậu quả của hành vi phạm tội . 

  • Ngoài ra, người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

      Cần lưu ý:

  • Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 cũng áp dụng cho việc đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, và người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.
  • Nếu người bị ép buộc đưa hối lộ và tự nguyện khai báo trước khi bị phát giác, thì sẽ không bị coi là có tội và sẽ được hoàn trả toàn bộ số tiền đã sử dụng để đưa hối lộ.
  • Người đưa hối lộ, mặc dù không bị ép buộc, nhưng tự nguyện khai báo trước khi bị phát giác, có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã sử dụng để đưa hối lộ.

   Tội nhận hối lộ 

     So với người đưa hối lộ, người nhận hối lộ còn có thể bị xử phạt nặng hơn. Theo đó, cũng tùy vào mức độ phạm tội mà người nhận hối lộ có thể bị xử phạt theo khung hình phạt thấp nhất là 02 năm tù và cao nhất là tử hình. 

  • Đồng thời, người nhận hối lộ cũng có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm, và phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Tài sản có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ.
  • Đối với những người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước nhận hối lộ, sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.

Qua bài viết vô cùng chi tiết trên đây của văn phòng luật sư tại Hà Nội – Luật Giang Anh chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được chi tiết về tội hối lộ cũng như là trách nhiệm hình sự mà tội danh này phải chịu. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề pháp lý nào, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Giang Anh để được tư vấn pháp lý một cách tận tụy và chuyên nghiệp nhất nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *