Những thay đổi nổi bật của luật doanh nghiệp 2023

Luật Doanh nghiệp là gì?

Luật Doanh nghiệp là hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực doanh nghiệp, cụ thể trong hoạt động thành lập doanh nghiệp, hoạt động tổ chức quản lý doanh nghiệp, hoạt động tổ chức loại doanh nghiệp và phá sản, giải thể doanh nghiệp.

Theo thống kê, mỗi năm có hàng trăm doanh nghiệp mới được thành lập tại Việt Nam với các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp đang được áp dụng là Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14, thay thế cho Luật Doanh nghiệp 2014.

Về thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023,  chúng tôi đã đăng tải trong bài viết trước đây, các bạn quan tâm có thể xem chi tiết TẠI ĐÂY

 

Những điểm mới nổi bật trong Luật doanh nghiệp 2023

Trong phạm vi bài viết này, Luật Giang Anh xin tổng kết những điểm thay đổi nổi bật của Luật doanh nghiệp với các điểm mấu chốt như sau:

Thông báo mẫu dấu doanh nghiệp

Con dấu doanh nghiệp được quy định tại điều 44 luật Doanh nghiệp 2014 và nay là Điều 43 Luật Doanh nghiệp hiện hành, theo đó điểm mới theo quy định là bãi bỏ điều khoản sau: “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”

Thêm nhiều đối tượng không được thành lập doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2023 bổ sung thêm nhiều đối tượng không được thành lập doanh nghiệp, cụ thể bao gồm:

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

– Công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp);

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Quy định loại trừ trường hợp giải thể do bị thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp

 Điểm d khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp hiện nay quy định điều kiện loại trừ trường hợp doanh nghiệp giải thể do bị thu hồi GCN: “Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp bị thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.”

Thay đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2022: Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban Kiểm soát

 

Luật Doanh Nghiệp 2014

 

Điều 102. Ban kiểm soát

1. Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ.

 

Luật Doanh nghiệp 2020

 

Điều 65. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên

1. Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.

 

Sửa quy định về quyền của cổ đông phổ thông

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty để có các quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật này.

Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp 2022, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền của cổ đông phổ thông quy định tại khoản 2 Điều 115 Luật này.

Chủ tịch HĐQT công ty đại chúng không được kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc:

Khoản 2 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2022 “ Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng và công ty cổ phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

trong khi:

Khoản 1 điều 152 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định “1. Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc”

Những thay đổi trong Luật Doanh nghiệp được đánh giá mang lại nhiều thuận lợi cho các Doanh nghiệp trong quá trình gia nhập thị trường và tham gia các hoạt động kinh doanh, đầu tư.

Để đơn giản hóa hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp và đạt được kết quả nhanh chóng, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Giang Anh theo thông tin sau đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH GIANG ANH

VPGD: P.311, Tòa nhà 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Website: gianganhlaw.com

Email: gal.attorneys@gmail.com

HOTLINE: 0345 428 668

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *